top of page

Những thay đổi ở những người mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ? Các giai đoạn và triệu chứng cần chú ý.

Nếu bạn có một người thân gần đây được chẩn đoán mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ, bạn có thể không biết liệu điều gì sẽ xẩy ra tiếp theo. Chăm sóc người thân mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ là một trải nghiệm đa chiều và thường làm bạn cảm thấy áp lực, mỗi ngày phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Để chuẩn bị kế hoạch được tốt hơn về những gì có thể xảy ra sắp tới, bạn hãy cùng chúng tôi cùng nhau đi qua hành trình này. Có những thay đổi gì xảy ra đối với những người mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ? Hãy cùng tìm hiểu về điều đó nhé. Xin lưu ý rằng, nếu người thân của bạn đang trải qua những thay đổi về trí nhớ hoặc thay đổi về nhận thức, bạn hãy tham khảo ý kiến từ đội ngũ y tế của người thân để được hỗ trợ, kiểm tra và được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh nếu cần thiết.


Các giai đoạn của chứng bệnh sa sút trí tuệ

Có một số giai đoạn của chứng bệnh sa sút trí tuệ bạn cần biết khi nó dần tiến triển, từ đó có thể giúp bạn xác định xem người thân của bạn hiện đang ở giai đoạn nào và họ có thể sắp bước sang giai đoạn nào.

Các giai đoạn của chứng sa sút trí tuệ

Một số dấu hiệu và triệu chứng (không phải toàn bộ)

Giai đoạn đầu

  • Gặp khó khăn trong việc tìm ra từ hoặc tên của một cái gì đó quen thuộc.

  • Khó khăn trong việc nhớ tên khi được giới thiệu với những người mới.

  • Gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ trong các tình huống xã hội hoặc công việc.

  • Quên những thông tin vừa đọc gần đây.

  • Mất hoặc để lạc các đồ vật quý giá với tần suất ngày càng tăng lên.

  • Ngày càng gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và/hoặc tổ chức.

Giai đoạn giữa

  • Quên các sự kiện hoặc lịch sử cá nhân quan trọng.

  • Gặp khó khăn hoặc hoàn toàn không thể nhớ thông tin về bản thân (ví dụ trường đại học mà họ đã tốt nghiệp hoặc số điện thoại).

  • Cảm thấy không chắc chắn về địa chỉ nơi họ đang ở.

  • Không nhớ ngày hôm nay là ngày bao nhiêu.

  • Gặp khó khăn trong việc thực hiện các tác vụ logic cơ bản (như quên mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh).

  • Rối loạn tiểu tiện.

  • Cảm thấy u ám hoặc thu mình lại.

  • Gặp khó khăn trong các tình huống xã hội.

  • Rối loạn giấc ngủ.

  • Xu hướng đi lang thang hoặc bị lạc.

  • Thay đổi tính cách và hành vi, bao gồm "nghi ngờ và ảo giác hoặc hành vi bắt buộc, lặp đi lặp lại như vặn tay hoặc xé giấy.

Giai đoạn cuối

Trong giai đoạn cuối của chứng bệnh sa sút trí tuệ, người thân của bạn có thể cần chăm sóc suốt ngày đêm. Họ có thể biểu hiện những dấu hiệu như:


  • Gặp khó khăn trong việc duy trì ý thức/kiến thức về các trải nghiệm hoặc môi trường gần đây.

  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển (như đi bộ, đứng, hoặc ngồi).

  • Gặp khó khăn trong việc giao tiếp.

  • Ngày càng trở nên dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phổi.

Nguồn thông tin: Alz.org

 

Các triệu chứng mà người thân của bạn có thể trải qua khi mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ

Một số thay đổi đáng chú ý hơn trong cuộc sống hàng ngày đối với người thân của bạn có thể bao gồm thay đổi trong các khía cạnh như chức năng điều hành, giao tiếp, kỹ năng hàng ngày và trí nhớ. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các khía cạnh này ở phần dưới đây.


Chức năng điều hành và kỹ năng hàng ngày

Chức năng điều hành là khả năng lập kế hoạch, tổ chức và hoàn thành các nhiệm vụ. (Nguồn) Chức năng này bao gồm các nhiệm vụ như đặt mục tiêu và đưa ra các lựa chọn phù hợp để đạt được các mục tiêu đó. Khi chứng bệnh sa sút trí tuệ tiến triển, những chức năng này càng trở nên mờ nhạt, làm cho việc hoàn thành các nhiệm vụ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

 

Có rất nhiều nhiệm vụ chúng ta cần thực hiện hàng ngày mà được thực hiện một cách tự động. Bạn thực sự không cần phải suy nghĩ về việc rằng, bạn cần đi tất trước khi xỏ chân vào giày, hoặc rằng chìa khóa phải được kích hoạt thì xe mới có thể khởi động được. Bạn đã ghi nhớ những nhiệm vụ này của chức năng điều hành. Khi não người thân của bạn bắt đầu trải qua những thay đổi này, thậm chí cả những nhiệm vụ cơ bản nhất, người thân của bạn cũng có thể sẽ rất khó khăn để hoàn thành.


Ứng xử xã hội

Chứng bệnh sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến mong muốn hoà nhập xã hội và hành vi ứng xử trong các sự kiện xã hội đối với người thân của bạn. Nhiều bệnh nhân sa sút trí tuệ nhận ra sự mất trí nhớ của mình và có thể cảm thấy xấu hổ hoặc tự ti về điều đó, dẫn đến việc họ tránh né hoặc cảm thấy căng thẳng nhiều hơn trong các sự kiện xã hội (thậm chí cả những sự kiện nhỏ). Họ cũng có thể bắt đầu thu mình lại hoặc giao tiếp ít dần hơn qua thời gian.


Ứng xử xã hội là rất quan trọng đối với những người mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ để duy trì sức khỏe tinh thần của họ, nhưng đó có thể là điều khó khăn để làm chủ tình huống đối với người chăm sóc nhạy cảm với những khó khăn của họ. Một số cách tốt nhất mà bạn có thể giao tiếp và giúp họ vượt qua điều đó bao gồm giảm thiểu các yếu tố gây phân tâm, cố gắng sử dụng câu từ đơn giản hơn, và cho họ thời gian và không gian để phản hồi trong cuộc trò chuyện.


Giao tiếp và Trí nhớ

Mất trí nhớ là một dấu hiệu đặc trưng của chứng bệnh sa sút trí tuệ và trở nên tồi tệ hơn khi bệnh ngày càng tiến triển. Triệu chứng này được gây ra do tổn thương não mà người thân của bạn có thể trải qua - tổn thương làm cho việc ghi nhớ và nhớ lại trở nên khó khăn hơn.


Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối của chứng bệnh sa sút trí tuệ, họ có thể bắt đầu mất khả năng giao tiếp. Việc nói những gì họ muốn nói và hiểu những gì họ nói với họ có thể ngày càng trở nên khó khăn hơn.


Những thách thức này có thể bắt đầu với việc quên tên, quên ngày tháng, quên địa điểm, quên các sự kiện gần đây, và thậm chí là những ký ức cũ, gặp khó khăn trong việc tìm ra tên, từ ngữ cho những người thân và đồ vật mà họ quen thuộc, đồng thời nâng cao giọng nói lên để cảm thấy như họ đang giao tiếp hiệu quả hơn.


Kết luận: Chăm sóc người mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ tại Quận Cam, California

Sa sút trí tuệ là một căn bệnh tiến triển qua nhiều năm. Nếu bạn đã được giao nhiệm vụ chăm sóc một người mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ và muốn tìm kiếm sự giúp đỡ (dù là một chẩn đoán mới hay cũ), Trung tâm Tài nguyên Người chăm sóc của California tại Quận Cam sẵn lòng trợ giúp và hướng dẫn để giúp bạn thực hiện tốt điều đó. Hãy kiểm tra thư viện tài nguyên của chúng tôi để giúp bạn hoàn thành tốt trải nghiệm này. Cùng nhau, chúng ta có thể làm chủ công việc chăm sóc sức khỏe và giúp bạn cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho người thân của mình.


Đọc thêm: Tập thể dục phù hợp: Ưu tiên sức khỏe khi là người chăm sóc gia đình

Từ nỗi đau khi chứng kiến sự đấu tranh của người thân với bệnh tật, cho đến cảm giác căng thẳng cả về mặt thể chất lẫn tinh thần khi phải chăm sóc liên tục trong thời gian dài, và người chăm sóc gia đình phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp mỗi ngày. Do đó, việc ưu tiên sức khỏe của người chăm sóc có thể là điều khó khăn.

 

Họ dễ dàng cảm thấy việc ưu tiên cho sức khoẻ của mình không quan trọng bằng những nhu cầu cấp bách của người thân đang cần sự giúp đỡ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao việc tập trung vào sức khỏe của bạn khi là người chăm sóc lại rất quan trọng, hiểu được cách bạn và người thân trong quá trình chăm sóc có thể được hưởng lợi từ việc ưu tiên tập thể dục hàng ngày, và cách đưa nó vào thói quen hàng ngày của bạn. Hãy click vào đây để đọc thêm về chủ đề này nhé.

bottom of page