top of page

Mẹo Thực Hiện Hồi Sức Tim Phổi (CPR) Dành Cho Người Chăm Sóc: Khi Nào Và Cách Thực Hiện

Nắm vững kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR) có thể giúp cứu sống người thân trong trường hợp ngừng tim. Khi tim đập không hiệu quả hoặc ngừng đập, máu không thể lưu thông đến các cơ quan quan trọng, gây ra tổn thương nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. 


Việc biết cách thực hiện CPR đúng kỹ thuật có thể giúp ngăn chặn hậu quả xấu nhất, miễn là bạn hành động nhanh chóng và đúng cách. Tuy nhiên, ngay cả khi đã thuộc lòng các bước, thực hiện CPR trong tình huống thực tế vẫn là một thách thức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước để cấp cứu hồi sức tim phổi, hướng dẫn bạn tìm khóa đào tạo chứng chỉ gần nhất, đồng thời chỉ ra các mẹo hữu ích cho người chăm sóc khi gặp tình huống khẩn cấp.

Khi Nào Cần Thực Hiện CPR?

Bạn nên thực hiện hồi sức tim phổi khi người gặp nạn có dấu hiệu như thở gấp hoặc không thở được, không có phản ứng khi gọi hoặc chạm vào. Mục đích của CPR là giúp duy trì lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng trong trường hợp tim ngừng đập hoặc hoạt động không hiệu quả.

Cách Thực Hiện CPR

Dưới đây là các bước hồi sức tim phổi theo hướng dẫn của Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ:

Bước 1: Quan Sát Xung Quanh

Kiểm tra xung quanh hiện trường có an toàn không trước khi tiếp cận người gặp nạn. Nếu có thể, hãy sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) để tránh lây nhiễm.

Bước 2: Kiểm Tra Phản Ứng

Kiểm tra xem người đó có thở không, có chảy máu hay gặp tình trạng nguy hiểm nào khác không. Nếu họ không có phản ứng, hãy gọi to, lay nhẹ hoặc vỗ vào vai. Nếu vẫn không có phản ứng, hãy chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 3: Gọi Cấp Cứu 911

Nếu người gặp nạn không thở hoặc chỉ có thể thở gấp, hãy gọi 911 ngay lập tức.

Bước 4: Đặt Nạn Nhân Vào Tư Thế Đúng

Đặt nạn nhân nằm ngửa trên bề mặt phẳng và chắc chắn. Sau đó quỳ gối xuống bên cạnh để chuẩn bị thực hiện ép tim.

Bước 5: Thực Hiện Ép Tim

Theo hướng dẫn hồi sức tim phổi (CPR) của Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ, dưới đây là những kỹ thuật ép tim đúng cách:


  • Thực hiện 101 - 120 nhịp ép tim mỗi phút, theo từng chu kỳ 30 lần ép liên tiếp.

  • Đặt hai tay để chồng lên nhau ở giữa lồng ngực.

  • Giữ vai thẳng với tay, khóa khuỷu tay để tạo lực ổn định.

  • Ấn sâu ít nhất 2 inch (5 cm) khi ép tim.

  • Thực hiện ép tim với tốc độ 100 đến 120 lần mỗi phút

  • Đảm bảo lồng ngực trở về vị trí ban đầu sau mỗi lần ép.

 (Nguồn)

Bước 6: Thổi Ngạt (Hỗ Trợ Hô Hấp)

  • Ngửa đầu, nâng cằm để mở đường thở.

  • Bịt mũi người gặp nạn, hít vào một hơi bình thường, sau đó áp miệng của bạn vào miệng họ để tạo độ kín.

  • Thổi vào trong khoảng 1 giây, quan sát xem lồng ngực có phồng lên không.

  • Để người gặp nạn thở ra hoàn toàn trước khi thực hiện lần thổi tiếp theo.

Bước 7: Lặp Lại Chu Kỳ

Tiếp tục thực hiện theo chu kỳ: 30 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt cho đến khi người gặp nạn có dấu hiệu phục hồi hoặc nhân viên y tế đến hỗ trợ.

Tìm Lớp Đào Tạo CPR Gần Bạn

Hội Chữ Thập Đỏ tổ chức các lớp đào tạo CPR trên toàn quốc. Bạn có thể tìm khóa đào tạo gần nhất bằng công cụ tìm kiếm của họ. Hãy click vào đây để tìm khóa học tại Irvine, hoặc điều chỉnh mã vùng để tìm lớp học gần bạn hơn ở Quận Cam.


Ngay cả khi bạn không cần chứng chỉ chính thức, việc tham gia khóa học này sẽ giúp bạn được thực hành kỹ thuật, nhận sửa lỗi trực tiếp, và tự tin hơn khi cần áp dụng trong thực tế.

Khi Nào Cần Gọi Xe Cứu Thương?

Dù hiểu biết về CPR và sơ cứu là rất quan trọng, tuy nhiên, bạn cũng cần nhận thức giới hạn của bản thân và biết khi nào cần sự trợ giúp từ nhân viên y tế của các cơ sở chuyên nghiệp. Dưới đây là những trường hợp cần gọi cấp cứu ngay lập tức:


  • Người gặp nạn bất tỉnh hoặc không có phản ứng

  • Gặp khó khăn trong hô hấp

  • Đau tức ngực

  • Mất nhiều máu

  • Nghi ngờ chấn thương cột sống hoặc cổ

  • Có dấu hiệu co giật


Trong các tình huống này, nếu bạn không chắc chắn có nên gọi cấp cứu hay không, thì hãy gọi ngay nhé! Việc để nhân viên y tế đánh giá tình trạng người bệnh vẫn tốt hơn so với tự đưa ra quyết định sai lầm và chậm trễ.

Các Chủ Đề Sơ Cứu Khác Mà Người Chăm Sóc Nên Biết Trong Các Tình Huống Khẩn Cấp

Ngoài hồi sức tim phổi (CPR), có nhiều kỹ thuật sơ cứu quan trọng khác mà bạn nên tìm hiểu để sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp:


  • Thủ thuật Heimlich. Nếu người thân bị nghẹt thở do tắc đường thở, phản ứng nhanh để loại bỏ vật cản là điều tối quan trọng. Hãy click vào đây để tìm hiểu thêm về thủ thuật Heimlich.

  • Kiểm soát chảy máu. Trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng, hãy lập tức tạo áp lực lên vết thương bằng vải sạch, đồng thời nâng cao vùng bị thương để làm chậm quá trình chảy máu. Trong tình huống nghiêm trọng, biết cách sử dụng garô có thể cứu sống nạn nhân trong gang tấc. Sau khi cầm máu, hãy theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, nóng rát, hoặc có mủ trong những ngày tiếp theo.

  • Xử lý vết bỏng. Mức độ nghiêm trọng của vết bỏng và nguyên nhân gây bỏng (nhiệt, hóa chất, điện giật, bức xạ) sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Hãy click vào đây để tìm hiểu cách xử lý bỏng đúng cách.

  • Gãy xương và chấn thương. Nếu nghi ngờ có xương bị gãy hoặc bị nứt, điều quan trọng nhất là hãy cố định vùng bị thương và gọi cấp cứu ngay lập tức nếu người gặp nạn không thể di chuyển mà không gây thêm tổn thương.


Lời Kết: Mẹo Hồi Sức Tim Phổi (CPR) Dành Cho Người Chăm Sóc

Việc chăm sóc người thân là một trách nhiệm lớn, nhưng được trang bị kỹ năng sơ cứu, đặc biệt là CPR, sẽ giúp bạn vững tâm hơn khi đối mặt với các tình huống khẩn cấp. Việc nắm rõ các kiến thức quan trọng sẽ giúp bạn bình tĩnh, phản ứng nhanh và đảm bảo an toàn cho người thân của mình.


Trung tâm Nguồn Lực Người Chăm Sóc California, Quận Cam luôn sẵn sàng cung cấp tài liệu và hỗ trợ cần thiết. Hãy khám phá thư viện tài nguyên của chúng tôi để giúp bạn vững vàng hơn trong hành trình chăm sóc sức khỏe người thân.


Đọc Thêm: So Sánh Medi-Cal và Medicare Dành Cho Người Chăm Sóc Tại Nam California

Khi tìm hiểu các lựa chọn bảo hiểm y tế tại California, bạn có thể cảm thấy bối rối giữa Medi-Cal và Medicare. Cả hai chương trình này đều có những hỗ trợ quan trọng, nhưng biết rõ chương trình nào phù hợp với tình huống của bạn là điều cần thiết. Khám phá ngay sự khác biệt giữa Medi-Cal và Medicare, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trong hành trình chăm sóc sức khỏe người thân của mình! Tìm hiểu thêm ở đây.

 
 
 

Komen


An elderly man sitting a wheelchair, being pushed by his daughter who is pointing toward something

Đăng ký vào Danh Sách Gửi Thư của Chúng Tôi

Cám ơn qúy vị đã ghi danh!

130 W Bastanchury Rd, Fullerton, CA 92835

  • Facebook
  • Instagram
  • LinkedIn
  • YouTube
Caregiver Resource Center OC logo mark
Providence St. Jude Medical Center logo

Trung Tâm Tài Nguyên Người Chăm Sóc Quận Cam Giữ Toàn Bản Quyền năm 2025

Các tài liệu và sản phẩm này là kết quả của một dự án được tài trợ bởi hợp đồng với Cơ quan Người cao niên của tiểu bang California (CDA), do Ban Giám sát Quận Cam phân bổ và do Văn phòng Người cao niên quản lý. Liên hệ với Caregiver Resource Center OC để xem dữ liệu hỗ trợ tại 130 W. Bastanchury Road, Fullerton, CA 92835 (714) 446-5030. Các kết luận và quan điểm được đưa ra có thể không phải là của CDA và việc xuất bản có thể không dựa trên hoặc bao gồm toàn bộ dữ liệu thô. Dịch vụ được cung cấp miễn phí. Chúng tôi biết ơn khi nhận những đóng góp tự nguyện và không ai bị từ chối nếu không có khả năng đóng góp. 

bottom of page