top of page

Chăm Sóc Người Cao Tuổi Sau Khi Bị Ngã: Cách Di Chuyển và Hỗ Trợ An Toàn

Khi chúng ta già đi, cơ bắp, khả năng giữ thăng bằng và sức mạnh gân cốt bắt đầu giảm sút. Mỗi năm, cứ 4 người trên 65 tuổi thì có 1 người bị ngã. Những cú ngã này là nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương sọ não cho người lớn, vì vậy biết cách xử lý trước và sau khi ngã có thể giúp ngăn ngừa một số hậu quả tồi tệ nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về các cách chăm sóc người cao tuổi sau khi bị ngã. Hãy cùng tìm hiểu nhé.


Trước Khi Giúp Người Cao Tuổi Bị Ngã Đứng Dậy

Nếu người thân của bạn bị ngã, bây giờ phải làm gì? Hãy cùng xem xét những việc cần làm khi họ vẫn còn nằm trên sàn.


  1. Giữ bình tĩnh. Điều đầu tiên bạn cần làm là hít thở sâu vài lần để làm dịu bất kỳ sự hoảng loạn nào. Đừng thực hiện bất kỳ động thái nào trong khi đang hoảng sợ - hãy để cảm xúc đó qua đi trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

  2. Xác định nguyên nhân. Vì sự an toàn của bạn và để ngăn ngừa chấn thương thêm cho người thân, hãy xác định và loại bỏ chướng ngại vật, chất lỏng, những mối nguy cơ gây vấp ngã…

  3. Hỏi xem họ đau ở đâu. Nếu có khả năng bị gãy xương, bong gân hoặc chấn thương đầu/cổ/não, tốt nhất là nên để họ nằm yên cho đến khi có sự trợ giúp.

  4. Kiểm tra tình trạng tỉnh táo. Ngay cả khi chỉ là thoáng qua, hãy hỏi người thân của bạn xem họ có nhớ cú ngã hay có bị bất tỉnh hay không (nếu bạn không chứng kiến trực tiếp). Các dấu hiệu bao gồm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,...

  5. Gọi xe cấp cứu. Nếu người thân của bạn có vẻ bị thương nặng (chảy máu nhiều, có dấu hiệu bầm tím nghiêm trọng hoặc mất ý thức...), hãy gọi 911 để yêu cầu sự trợ giúp từ nhân viên y tế hoặc xe cứu thương.


QUAN TRỌNG: Đừng di chuyển người thân của bạn trừ khi bạn hoàn toàn tự tin vào khả năng giúp họ đứng dậy mà không làm nghiêm trọng thêm chấn thương hoặc làm tình hình tồi tệ hơn.


Kỹ Thuật Nâng Đỡ An Toàn

Nếu bạn đã xác định rằng việc nâng người thân dậy mà không cần sự trợ giúp của đội ngũ y tế là an toàn, và cả hai đều đủ sức khoẻ và bình tĩnh để thực hiện, dưới đây là một kỹ thuật an toàn để nâng người thân của bạn với ít rủi ro hơn:


  1. Lấy hai chiếc ghế. Đảm bảo chúng vững chắc và không trượt khi chịu áp lực.

  2. Đặt một chiếc gần đầu và một chiếc gần chân của người thân, cả hai đều đối diện với người thân bị ngã.

  3. Giúp người thân của bạn lăn sang một bên.

  4. Giúp họ vào tư thế quỳ.

  5. Hãy để họ chống tay lên chiếc ghế phía trước mặt.

  6. Giúp họ đặt một chân lên phía trước ghế (kéo chân về phía trước như đang thực hiện động tác lunges).

  7. Đảm bảo bạn hỗ trợ cơ thể của họ khi cần thiết trong quá trình chuyển đổi tư thế.

  8. Cuối cùng, di chuyển lại chiếc ghế phía sau để hỗ trợ họ vào tư thế ngồi.


An Toàn & Phòng Ngừa

Nếu người thân của bạn chưa hoặc không bị ngã, có những việc đơn giản bạn có thể làm để giảm rủi ro đó. Nếu người thân của bạn đã bị ngã, sau khi họ được chăm sóc, việc thực hiện các bước để ngăn chặn bị ngã lại là rất quan trọng. Dưới đây là một số mẹo về an toàn và phòng ngừa bạn nên lưu ý:


  • Xác định các nguyên nhân gây ngã trước đó, và loại bỏ chướng ngại vật/giảm rủi ro tương ứng.

  • Thay giày, vớ và dép trơn trượt bằng các loại có đế chống trượt hoặc vớ có độ bám tốt.

  • Thêm tay vịn/lan can vào cầu thang và các khu vực nguy hiểm khác (như phòng tắm và toilet), cả trong nhà và ngoài trời.

  • Cân nhắc việc trang bị cho người thân của bạn một thiết bị báo động cá nhân để họ có thể báo hiệu khi bị ngã.

  • Cân nhắc mua dụng cụ hỗ trợ đi lại như gậy, xe lăn hoặc khung đi bộ.

  • Đặt đèn chiếu sáng dưới cầu thang hoặc các khu vực có độ cao khác nhau bằng đèn dải hoặc đèn năng lượng mặt trời để cải thiện tầm nhìn.

  • Thêm miếng đệm chống trượt vào bất kỳ tấm thảm nào dễ trượt, hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

  • Giữ lối đi và các khu vực thường xuyên có người đi lại gọn gàng, không có vật cản.

  • Thêm thảm cao su có độ bám tốt vào các khu vực trơn trượt (như sàn gạch, dưới bồn rửa, và gần phòng tắm).


Mặc dù việc phòng ngừa không thể ngăn chặn hoàn toàn khả năng bị ngã, nhưng mỗi lần ngã đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hãy thực hiện các bước này để giảm khả năng bị ngã cho người thân trong gia đình của bạn.


Lời Kết: Chăm Sóc Người Cao Tuổi Sau Khi Bị Ngã

Mỗi năm, có 30.000 người trên 65 tuổi tử vong do bị ngã hoặc chấn thương liên quan. Đó là lý do tại sao bạn cần dành thời gian tìm hiểu và đưa ra quyết định sáng suốt khi xác định các bước tiếp theo tốt nhất để giữ an toàn cho người cao tuổi trong gia đình của bạn. Khi không chắc chắn, hãy gọi xe cứu thương – cẩn tắc vô áy náy.


Trung Tâm Tài Nguyên Người Chăm Sóc California của Quận Cam luôn sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn bạn trong hành trình chăm sóc, để bạn không phải đối mặt với tất cả mọi thứ một mình. Hãy khám phá thư viện tài nguyên của chúng tôi để giúp bạn làm chủ và vượt qua trải nghiệm này. Cùng nhau, chúng ta có thể làm chủ công việc chăm sóc sức khỏe và giúp bạn mang đến dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho người thân của mình.


Đọc thêm: Điều hướng cảm xúc bất mãn, bức xúc khi là người chăm sóc

Cảm xúc bực tức, bất mãn của người chăm sóc là một thách thức tâm lý phổ biến mà người chăm sóc gia đình thường phải đối mặt, thường xuyên hơn những gì họ có thể thừa nhận (vì vậy bạn không cô đơn khi cảm thấy như vậy). Cảm xúc bất mãn, bức xúc của bạn là hoàn toàn tự nhiên, nhưng không nhất thiết phải xuất hiện trong quá trình chăm sóc của mình. Cuối cùng, việc tìm thấy sự cân bằng và sự hỗ trợ là chìa khóa để có một hành trình chăm sóc bền vững và trọn vẹn. Vì vậy, hãy cùng thảo luận về chủ đề này nhé: tìm hiểu thêm ở đây.

Comments


bottom of page